Tinh dầu Sả chanh – Lemongrass


Ảnh: Tinh dầu sả chanh 
Giới thiệu chung
Tinh dầu sả chanh có mùi thơm dễ chịu, đặc trưng, có màu vàng nhạt, hơi sánh, có tác dụng kích thích, sát trùng nên được dùng nhiều trong trị liệu. Trong tinh dầu sả chanh, có thành phần chủ yếu là geraniola và cintronelola nên khi ngửi có thể thấy phảng phất mùi thơm mát của chanh.
Tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ thân bằng phương pháp hơi nước, trích ly phân đoạn.
Công dụng
  • Đuổi muỗi và chữa trị các vết muỗi cắn.
  • Hỗ trợ sát trùng, diệt ký sinh trùng ngoài da, khử mùi hôi.
  • Khử các vết nấm mốc trong gia đình.
  • Dưỡng tóc và hỗ trợ mọc tóc.
  • Phòng và điều trị rôm sảy trong mùa hè nắng nóng cho trẻ nhỏ.
  • Làm sạch da mặt.
  • Giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Sử dụng
  • Xông hương: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu sả chanh vào bát nước nóng hoặc phần đựng nước của đèn xông tinh dầu để khuếch tán. Chú ý khi đổ nước tránh làm đổ vào bóng đèn dễ gây chập điện hoặc cháy bóng.
  • Massage: pha loãng tinh dầu sả chanh với dầu thực vật như cám gạo, olive, jojoba, hạt nho với tỉ lệ 15 giọt tinh dầu với 30ml dầu dẫn để massage cơ thể.
  • Giải cảm: Pha hỗn hợp Sả chanh + Hương nhu + Bưởi + Khuynh diệp vào chậu nước nóng, trùm khăn kín giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng hết cúm.
  • Tắm: cho 5-10 giọt tinh dầu vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, thư giãn trong 15-30 phút để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Ngâm chân: Có thể hòa 1-2 giọt tinh dầu với 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu.
  • Khử mùi ô tô: Đổ nước lọc vào máy khuếch tán, cho 1-3 giọt tinh dầu vào và bật máy để khử mùi trong ô tô.
  • Dưỡng tóc: cho vài giọt sả chanh vào nước ấm rồi xoa lên tóc để làm giảm tóc gãy rụng, giúp tóc chắc khỏe hơn. Để kích thích tóc mọc nhanh một cách hiệu quả, có thể kết hợp với tinh dầu bưởi và hương nhu. Có thể thêm vài giọt sả chanh vào dầu gội đầu để có hiệu quả dưỡng tóc.
  • Trị rôm sảy: nhỏ 2-3 giọt tinh dầu sả chanh vào nước tắm cho trẻ nhỏ để phòng và điều trị rôm sảy.
  • Điều trị nấm, khử mùi hôi chân: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu sả chanh vào chậu nước ấm, ngâm chân trong 20-30 phút.
  • Khử nấm mốc và mùi hôi: Cho 2-3 giọt tinh dầu sr chanh vào nước lau nhà, chú ý đặc biệt đến các khu vực có muỗi.
Lưu ý
  • Không được uống tinh dầu.
  • Đậy nắp kín, để xa tầm tay trẻ em.
  • Không để tinh dầu tiếp xúc với lửa.
  • Không xoa lên vết thương hở và các vùng da nhạy cảm.
  • Không sử dụng tinh dầu thay thế các chăm sóc y tế khác.
  • Phụ nữ mang thai, người bị bệnh kinh niên cần hỏi ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu sả chanh.
  • Nên thử phản ứng trước khi sử dụng lên da.
  • Ngưng sử dụng nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc có hiện tượng dị ứng.

Tinh dầu tràm trà – Tea tree

tinh dầu tràm trà
Ảnh: Tinh dầu tràm trà 
Giới thiệu chung
Từ xưa, thổ dân Úc đã sử dụng tinh dầu tràm trà trong việc kháng khuẩn và chăm sóc da. Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) có hương thơm nhẹ nhàng và công dụng đặc biệt trong việc kháng khuẩn và chăm sóc da.
Công dụng
  • Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…
  • Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị côn trùng cắn gây ra hiện tượng sưng và ngứa da.
  • Hỗ trợ giảm các hiện tượng khó chịu do viêm da, cháy nắng, phát ban.
  • Sử dụng tinh dầu tràm trà xoa lên vết bầm tím hoặc nhức mỏi sẽ giảm hiện tượng và dần hết khó chịu.
  • Xông hương giúp hỗ trợ làm sạch hệ hô hấp.
  • Dùng tăm bông thấm tinh dầu tràm trà xoa trực tiếp lên đầu mụn 2 lần/ ngày giúp hỗ trợ trị mụn.
  • Nhỏ tinh dầu tràm trà vào nước tắm hoặc bồn tắm để ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm để súc miệng để giảm trừ hiện tượng hôi miệng và viêm lợi. Chú ý không được uống dung dịch này.
  • Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chữa trị hôi chân, nhiễm trùng móng và đau nhức chân.
  • Sử dụng phương pháp khuếch tán và xông hơi giúp trị cảm lạnh, tăng cường sự trấn tĩnh tinh thần, đặc biệt là sau khi bị shock.
  • Tinh dầu tràm trà có tác dụng dưỡng da khi thẩm thấu trong quá trình tắm. Ngoài ra, việc pha tinh dầu tràm trà vào nước tắm có thể cải thiện hiện tượng nứt tay, chân và loại trừ các loại nấm.
Lưu ý
  • Bảo quản tinh dầu ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Đóng nắp chặt, không để ngấm nước hoặt vật lạ rơi vào.
  • Không được ăn, uống tinh dầu hoặc làm rơi tinh dầu vào mắt và vùng da nhạy cảm.
  • Không bôi tinh dầu trực tiếp vào vết thương hở.
  • Hạn chế dùng cho người có huyết áp thấp.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi, người mắc bệnh kinh niên khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ.

Tinh dầu bưởi – grapefruit

tinh dầu bưởi
Ảnh: Tinh dầu bưởi
Giới thiệu chung
Các loại tinh chất chiết xuất từ quả bưởi sẽ mang đến nhiều công dụng có ưu điểm vượt trội so với những sản phẩm nhân tạo khác, đặc biệt là trong việc làm đẹp. Tác dụng nổi bật của tinh dầu bưởi là giúp se lỗ chân lông, bảo vệ mái tóc và kích thích sự phát triển của tóc.
Công dụng
  • Giúp tóc mọc nhanh và dưỡng tóc để có mái tóc khỏe. Ngoài ra, tinh dầu bưởi làm giảm hiện tượng rụng tóc, đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi sinh.
  • Cân bằng yếu tố dinh dưỡng cho da, có tác dụng giúp se da và ngăn ngừa lão hóa.
  • Chống nhiễm trùng, cảm lạnh.
  • Giảm căng thẳng, tăng sự trấn tĩnh, mang lại cảm giác vui vẻ và an lành. Trong quá trình làm việc, học tập nếu có hiện tượng nhức đầu, tinh dầu bưởi là một giải pháp hữu ích và an toàn cho bạn.
  • Hỗ trợ quá trình giảm béo.
  • Mùi hương của tinh dầu bưởi giúp ngừa cao huyết áp và phòng chống các bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị mụn an toàn, không gây kích ứng.
Lưu ý
  • Không ăn, uống hoặc dùng tinh dầu cho vùng da nhạy cảm và mắt.
  • Không bôi tinh dầu bưởi vào vết thương hở.
  • Phụ nữ mang thai, người bệnh kinh niên và trẻ dưới 2 tuổi khi dùng cần có sự chỉ định của chuyên gia hoặc bác sĩ.
  • Bảo quản tinh dầu nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Lưu giữ trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.
  • Không sử dụng tinh dầu bưởi để điều trị bệnh, thay thế cho các biện pháp chăm sóc y tế cần thiết.
  • Nên pha loãng trước khi sử dụng.

Tinh dầu quế – Cinnamon

vỏ quếHình ảnh: vỏ quế
Nguồn gốc
Người Trung Hoa cho rằng nếu thiếu quế thì không một phương thuốc hoặc một sự điều trị nào có thể xem là đầy đủ. Quế là một trong những thứ gia vị được sử dụng lâu đời nhất, từ Ai Cập, La Mã và Hy Lạp đều đã dùng quế từ hàng ngàn năm nay.
Mô tả
Cây quế mọc nhiều ở Viễn Đông, Đông Ấn và Trung Hoa, quế có mùi vị nóng và nồng. Dùng lá và những cành nhỏ có thể chưng cất được tinh dầu nguyên chất có mùi hang màu vàng nâu. Loại tinh dầu này được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa.
Tác dụng trị liệu
Tinh dầu quế rất hữu hiệu trong phòng chống mệt mỏi và trầm cảm, tinh dầu quế cũng bồi bổ cho hệ hô hấp và tiêu hóa, đồng thời giúp phòng chống cảm cúm, ho, đau bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, vì quế là một chất có tính kích dục nên được dùng để điều trị chứng bất lực.
Sử dụng
Dùng để xông và massage. Ngoài ra, khi gặp phải các cơn co thắt cơ bắp, bạn hãy dùng miếng gạc tẩm tinh dầu quế để đắp lên hoặc xoa bóp bằng tinh dầu quế pha với dầu nền.
Lưu ý
Chỉ sử dụng với một tỷ lệ rất loãng hoặc dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Tinh dầu bạc hà – Peppermint

tinh dầu bạc hà - peppermint
Hình ảnh: Cây bạc hà 
Nguồn gốc
Do sự yêu thích mùi bạc hà, người Ai Cập dùng loài cây này để ngâm rượu và làm gia vị. Vào thế kỷ 17, Culpeper ghi nhận bạc hà là loài thảo dược dùng nhiều nhất để trị đau bụng và nôn mửa, những chứng bệnh mà ít loại thuốc có thể chữa trị hiệu quả hơn bạc hà.
Mô tả
Bạc hà có lá ngắn, rộng hơn bạc hà lục và có màu tía. Trước kia, bạc hà chỉ có ở Anh Quốc, ngày nay đã được trồng rộng rãi khắp Thế giới. Tinh dầu bạc hà được chưng cất từ cây bạc hà sấy khô, có màu trắng trong và mùi hương tươi mát.
Tác dụng trị liệu
Công hiệu trong chữa trị những chứng bệnh thuộc đường tiêu hóa và bệnh ngoài da. Tinh dầu bạc hà có thể dùng để trị cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, khó tiêu, nôn mửa, nhức răng và đầy hơi.
Sử dụng
Dùng để xông, tắm và mát-xa. Tinh dầu bạc hà được dùng làm thuốc nước để trị chứng đau thắt bụng. Với một vài giọt tinh dầu bạc hà nhỏ vào khăn tay, bạn có thể làm dịu cơn nhức đầu, phòng chống say sóng và buồn nôn khi đi tàu xe.
Lưu ý
Nếu dùng để hỗ trợ chữa trị những chứng bệnh về da, khi sử dụng cần pha loãng tinh dầu, không quá 1%.


Tinh dầu Sả – Citronella
Tinh dầu Sả - Citronella
Hình ảnh: Cây sả – Citronella 
Nguồn gốc
Loại cỏ thơm nồng này chủ yếu được chọn làm gia vị ở Ấn Độ, châu Phi, Công, quần đảo Seychelles, Indonesia và Sri Lanka. Với thành phần chủ yếu là citral, tinh dầu sả có tính khử trùng mạnh, đồng thời cũng có thể được sử dụng để khử mùi quần áo và giày dép. Người sử dụng tinh dầu có thể đốt lá sả khô để xông hương nhằm giúp tinh thần được minh mẫn.
Mô tả
Sả có thân lá dài, tựa cỏ vùng nhiệt đới. Được chưng cất từ lá tươi hoặc hơi khô, tinh dầu sả có mùi tựa như chanh và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp xà phòng, nước hoa và các chất tẩy rửa.
Tác dụng trị liệu
Ngoài tính kháng khuẩn, tinh dầu sả còn hữu ích trong việc chữa trị những chứng bẹnh ngoài da, đau họng và những bệnh thuộc hô hấp. Ngoài ra sả cũng đã phương pháp hữu hiệu để điều trị chứng nhức đầu.
Sử dụng
Tinh dầu sả dùng để xông và mát-xa. Đây là một chất làm mát và khử mùi lý tưởng. Khi sử dụng như một dung dịch để ngửi hoặc mát-xa, tinh dầu sả có tác dụng tích cực đến tim và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tinh dầu sả có thể giúp ngăn ngừa côn trùng.

Tinh dầu oải hương – Lavender

tinh dầu oải hương - lavender
Hình ảnh: Cây hoa oải hương – Lavender 
Nguồn gốc
Từ Lavender (oải hương) xuất phát từ tiếng La Mã, có nghĩa là rửa. Oải hương là một trong những hương liệu được người La Mã ưa chuộng nhất trong nghi thức tắm rửa hàng ngày. Cả người La Mã lẫn Hy Lạp đều đốt những nhánh con của cây oải hương để xua đuổi tà mà, ám khí. Oải hương là loài cây được người La Mã du nhập sang châu Âu.
Mô tả
Bụi cây với cành chắc, lá dài và hẹp, oải hương có hoa màu tím xanh, buông lỏng thành cụm dài. Sau khi cắt, cây được phơi khô và chưng cất bằng hơi nước. Tinh dầu oải hương có màu vàng nhạt và mùi thơm nồng.
Tác dụng trị liệu
Với tính an thần và bồi bổ hệ thần kinh, oải hương rất công hiệu trong việc tái lập quân bình cho hệ thần kinh và cảm xúc. Tinh dầu oải hương là hương liệu rất tốt để chữa trị chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, với tính chất của một chất khử trùng, tinh dầu oải hương có thể được dùng để chữa nhiều chứng bẹnh ngài da, chứng nhiễm trùng phổi, đường ruột và đường tiết niệu. Oải hương là một loại tinh dầu đa dụng.
Sử dụng
Dùng để xông, tắm và mát-xa, xịt phòng cũng như nhiều công dụng khác. Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào miếng gạc ướp lạnh hoặc vào chậu nước nóng để xông giúp người sử dụng đẩy lùi chứng nhức đầu và đau nửa đâu. Pha tinh dầu vào nước tắm trước khi đi ngủ giúp bạn điều trị chứng mất ngủ.

Tinh dầu khuynh diệp – Eucalyptus


Cây khuynh diệp - Eucalyptus
Hình ảnh: Cây khuynh diệp – Eucalyptus 
Nguồn gốc
Là một trong những giống cây to lớn, khuynh diệp có nguồn gốc từ Úc và sau đó được trồng tại Tasmania, Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Địa Trung Hải. Có khoảng 200 loại khuynh diệp.
Mô tả
Từ những chiếc lá xanh lục ánh bạc của cây khuynh diệp, người ta chiết xuất ra tih dầu màu vàng có hương long não mát lạnh. Tinh dầu khuynh diệp là loại đa dụng nhất trong các phương pháp trị liệu bằng tinh dầu.
Tác dụng trị liệu
Thành phần chủ yếu của tinh dầu khuynh diệp là chất khử trùng eucalyptol. Cùng với những tính năng chống viêm nhiễm, tinh dầu này có tác dụng lớn trong việc chữa trị hen suyễn, viêm phế quản, cảm cúm, nhiễm trùng da, viêm xoang, thấp khớp và đau nhức. Tinh dầu khuynh diệp có tính năng hạ sốt, lợi tiểu và giúp đầu óc sảng khoái.
Cách sử dụng
Dùng để xông, tắm và mát-xa. Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng làm mát thân nhiệt, hạ sốt và giúp làm giảm những cơn đau thuộc cơ bắp/ thấp khớp. Nó được dùng rộng rãi trong các loại thuốc ho và dầu xoa bóp. Pha loãng tinh dầu khuynh diệp để làm dầu tắm có thể chữa trị chứng viêm bọng đái.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét