20:51
Unknown
Lao động đã giúp cho con người ngày càng hoàn thiện về sự khéo léo chân tay và trí tuệ phát triển, từ con người nguyên thuỷ sống theo bầy đàn trong hang động và nguồn nuôi sống chủ yếu bằng lao động hái lượm, săn bắn, thông qua lao động con người đã phát triển đến xã hội cao cấp hiện đại ngày nay.
Vai trò của nến:
Trong lịch sử phát triển của loài người có lẽ việc tìm ra lửa là bước đột phá phát triển nhất, giúp tách rời phân biệt động vật cao cấp là con người ra khỏi mọi loài động vật khác. Lửa không chỉ làm chín thức ăn mà còn sưởi ấm, làm con người xích lại gần nhau. Trong các buổi tế lễ, lễ hội từ nguyên thuỷ cho tới xã hội hiện đại, người ta vẫn vui mừng nhảy múa xung quanh các đám lửa. Trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay dù là các buổi cắm trại đông người hoặc lãng mạn trong tính yêu đôi lứa, thậm chí giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã, hình ảnh một con người cô đơn ngồi bên đống lửa cũng khiến chúng ta xúc động. Lửa được duy trì ở đền đài, lăng tẩm, một số dân tộc trên thế giới còn thờ cả thần lửa. Một trong những vật nhỏ nhoi nhất để duy trì ngọn lửa, tạo khung cảnh ấm áp, lãng mạn là những ngọn nến.
Cùng lịch sử phát triển của loài người, nến đã có lịch sử hàng ngàn năm phát triển. Từ xa xưa người ta dùng dầu của một số loại thực vật như cây cọ, dừa hoặc những nơi phát triển động vật thì người ta dùng mỡ cừu, dê để sản xuất nến. ở tầng lớp tăng lữ, quý tộc cao cấp thì người ta sử dụng sáp ong.
Trước đây hàng trăm năm việc sản xuất và sử dụng nến được xã hội quản lý rất nghiêm khắc và chặt chẽ. Người ta quy định một khu dân cư chỉ được sản xuất và sử dụng một số lượng có hạn nhất định và phải báo cáo rõ năng suất sản xuất cũng như lượng hàng tồn kho. Việc quản lý chặt chẽ đó nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như nhằm quản lý việc giết mổ gia súc, chặt phá thực vật.
Đối với hầu hết phần lịch sử được ghi chép lại nến đã trở thành một nguồn ánh sáng nhân tạo chính ở Bắc và Trung Âu. Ở miền viễn Nam, nơi nhiệt độ rất cao, người ta có xu hướng dùng đèn dầu vì nến thường bị mềm và cong do độ nóng. Một chiếc đèn dầu với một chiếc bấc có một đầu được nhúng vào đồ đựng dầu, trong khi đó một chiếc nến, là một chiếc bấc được bao quanh bởi một lớp nhiên liệu rắn và do đó không cần có đồ đựng riêng Cho đến thế kỷ 19, mỡ động vật được dùng làm nguyên liệu chính để làm nến. Mỡ động vật là chất béo từ động vật, thường được lấy từ cừu, lợn, dê và bò đã được lọc và làm sạch một phần. Mỡ động vật tạo khói và có mùi không dễ chịu khi đốt , nhưng chúng tương đôi rẻ và đáng tin cậy. Vào năm 1860, nhà khoa học Michael Faraday đã chứng minh điều này tại buổi nói chuyện công khai. Khi đó ông đã đốt vài chiếc nến mỡ động vật được lấy ra từ thân tầu cuả chiếc tầu bị đắm. Mặc dù đã ngập chìm trong nước mặn 57 năm nhưng các chiếc nến này đã cháy một cách ổn định khi nó được đốt lên. Chất lượng tốt hơn và đắt hơn, đó là những loại nến được làm từ các sản phẩm động vật khác như sáp ong hoặc dầu cá lấy từ tinh cá voi.
Sáp thực vật cũng được sử dụng nhưng ít hơn nhiều. Tại Trung Quốc sáp được lấy từ hạt của những cây mỡ. Tại Mỹ, những người khai hoang đã luộc các quả của bụi cây thanh mai và chiết chất sáp từ phần bã còn lại. Cây bụi xa mạc cũng mang lại một loại sáp hữu ích , và hiện đang rất cần đến để làm ra loại nến tự nhiên.
Sự tiến bộ to lớn về nguyên liệu xuất hiện vào những năm 1820 khi chất stearin được khai thác. Stearin là một hợp chất hoá học được tạo ra từ mỡ tinh lọc(vì vậy nó còn được gọi là axit béo và thường được sử dụng trong việc chế tạo mỹ phẩm), stearin giúp cho nến cứng hơn, trong hơn tăng thời gián cháy và không bị xả. Trong suốt những năm 1850 nến được chiết xuất từ dầu thô . Sự xuất hiện sau đó của các phương tiện chạy bằng dầu và một ngành công nghiệp đồ sộ để cung cấp chất đốt cho các phương tiện này cũng đã đảm bảo một nguồn cung cấp ổn định các nguyên liệu làm nến cao cấp. Công nghệ làm nến ngày càng phát triển nhanh chóng, và được giữ ở mức không đổi trong hàng trăm năm qua. Những chiếc nến đầu tiên bao gồm một cây bấc được nhúng vào sáp lỏng hoặc mỡ động vật, và sau đó được để cứng. Những phần nhúng cây bấc như thế đã trở nên quen thuộc với người dân miền bắc và trung Âu cho đến thời gian gần đây.
Khuôn nến chưa được phát minh cho đến thế kỷ thứ 15, và chỉ có thể dùng cho các loại nến mỡ động vật. Vì vào thời điểm đó sáp ong không được đúc trong các khuôn. Nến sáp ong được dành riêng cho nhà thờ và những gia đình giầu có, vẫn tiếp tục được làm bằng tay.
Tác dụng:
Nến tạo sự dịu dàng, ấm áp cho căn phòng của bạn. Trong đêm sinh nhật, các buổi tiệc bạn hãy thay ánh sáng đèn bằng ánh sáng lung linh huyền ảo của ngọn nến. Sự kết hợp giữa nến và hoa thường tạo cho con người cảm giác lãng mạn và ấm cúng. Trong một đêm sinh nhật, bạn có thể cùng người thương ngồi bên nhau dưới ánh sáng lung linh của nến và thoảng hương thơm của hoa.
Nến không đơn giản là vật thắp sáng thống thường, nhờ sự tinh xảo mà một số nến còn được coi như một sản phẩm nghệ thuật. Chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng cây nến có thể tạo được điểm nhấn trong trang trí nội thất, tạo cho nhà bạn một khung ảnh thật trữ tình và lãng mạn. Nến được tạo ra bởi sự đa dạng về màu sắc, kích thước, hình dạng và kiểu cách, tất cả những điều đó không thể thiếu trong những ý tưởng trang hoàng được tô điểm làm nổi bật đôi khi chỉ với một cây nến.
Nến là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày tại các nhà hàng, khách sạn, gia đình, có những sản phẩm đặc trưng phục vụ cho tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan, tiệc rượu, phòng trà, lễ hội. Hơn thế, hiện nay sản phẩm này còn rất được ưa chuộng và tiêu thụ rất lớn tại các nước phát triển điển hình là: Mỹ, Nhật, Châu Âu.
Quy tắc an toàn khi dùng nến
Nến là một sản phẩm an toàn nhưng nó sẽ trở nên hết sức nguy hiểm nếu bạn sử dụng không đúng cách. Các vụ cháy có nguyên nhân do nến đều vì người dùng không chú ý đến nguyên tắc an toàn cơ bản khi sử dụng nến, hoặc là do việc quá lạm dụng trong khi dùng nến.
Dành cho các loại nến.
- Chọn chỗ bằng phẳng và vững vàng để đặt nến. Nơi đặt nến nên bằng vật liệu cứng để tránh cho nến không bị nghiêng ngả.
- Sử dụng giá đặt nến chuyên dùng riêng cho từng loại nến. Đế nến phải là vật chịu nhiệt, chắc chắn và đủ rộng để sáp không nhỏ giọt được ra ngoài.
- Đế nến phải để trên bề mặt vững chắc và chịu được nhịêt, không để gần những vật dễ cháy như khăn trải bàn, khăn lót bát đĩa…
- Đốt nến trên giá để nến phù hợp. Đối với những loại nến trụ và nến tạ ơn nến đặt một chiếc đĩa dưới cây nến khi đốt.
- Luôn chú ý cho cây nến đứng thẳng và cân bằng.- Để các đồ vật cách nến tối thiểu 30cm.
- Không nên đốt nến dưới bất kỳ một đồ vật nào.
- Tránh xa tầm tay với của trẻ em và các vật nuôi trong nhà.- Tránh xa những vật quý dễ cháy.
- Không bao giờ được đốt nến ở trên hoặc gần những vật dễ bắt lửa như gièm cửa, giường ngủ, thảm, sách vở, giấy tờ, đồ trang trí dễ cháy…
- Luôn chú ý đến nến khi đang đốt, nếu bị nghiêng nến có thể đổ.
Do đó những vật để gần nến phải không bắt lửa khi nến đổ tì vào chúng.
- Không đốt nến lâu quá sự chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Tránh xa nguồn nhiệt.
- Cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.
- Không đốt nến ở những nơi có không gian chật hẹp.
- Luôn đốt nến nơi thông thoáng.
- Thổi tắt nến khi không muốn đốt nữa.
- Không dùng nước để dập nến, vì nước có thể làm sáp bắn tung toé ra xung quanh hoặc có thể làm vật đựng nến dễ bị vỡ.
- Tắt nến khi đã cháy sát tới đế nến hoặc vật đựng nến. Nên tắt nến khi nến cháy còn 5 cm, riêng đối với loại nến cốc là 1.5cm. Điều này cũng tránh cho cho hơi nóng gây hại đến bề mặt ngoài của cốc và ngăn cốc đựng không bị vỡ.
- Tắt nến khi ra khỏi phòng hoặc trước khi đi ngủ.
- Để nến nguội rồi mới di chuyển đi chỗ khác.
- Luôn đốt nến ở một nơi an toàn. Chỗ đốt nến cần thoáng và không để gần các vật dễ bắt lửa như rèm cửa, khăn lót, chụp đèn hoặc cây cối. Tránh nơi nhiều gió vì đó là nguyên nhân làm lửa cháy lớn, cháy nhanh và bất thường, khói và sáp nhỏ giọt quá mức bình thường. Cửa sổ mở ở phòng khách hay nhà bếp hoặc lỗ thông hơi phòng tắm cũng là nguyên nhân gây ra gió nhẹ. Gió có thể thổi làm rèm cửa hoặc giấy tạt vào nến và bắt lửa.
- Giữ bấc dài không quá 0.6cm. Bấc dài và cong làm cho nến cháy không bình thường và chảy ra nhiều.
- Không đốt nến ngay sau khi động đất.
- Để tránh những vật khác ít nhất 7cm, như thế nó không thể chảy ra và dính vào những vật khác, làm cháy những vật khác hơn nữa sẽ làm cho nến cháy.
- Khi mất điện thì đèn pin hay đèn flash sẽ an toàn hơn nhiều so với dùng nến.
- Không dùng nến để tìm đồ vật trong chỗ chật hẹp.
- Không bao giờ dùng nến để lấy ánh sáng như các loại đèn dùng dầu như đèn măng xông hay đèn lồng.
Dành cho nến dùng trong nhà
- Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, vì ánh nắng trực tiếp của mặt trời sẽ làm phai mầu nến. Nên để nến ở nơi có ánh sáng mờ ảo, tránh cửa sổ của ra vào vì ở đó có ánh sáng trực tiếp.
- Chỉ đốt nến ở những nơi thông thoáng.
Dành cho nến dùng ngoài trời
- Không nên đốt loại nến này trong nhà.
- Tránh đốt nến trong điều kiện có gió mạnh.
- Không để nến dưới tán lá.
Dành cho nến hình trụ.
- Luôn đặt nến trên đế có vành rộng chịu nhiệt, khoảng cách từ thân đến đế nến ít nhất là 2.5cm.Với khoảng cách như thế đế sẽ hứng hết tất cả các giọt sáp rơi xuống.
- Trong khi cháy luôn giữ bấc ở chiều dài 0.6cm.
- Bất kỳ mảnh vỡ hay tàn bấc nào rơi vào nến đều phải lấy ra ngay.
- Không đốt nến trụ dưới 3 tiếng liên tục. Điều này làm giảm tuổi thọ của nến.
- Không đốt nến trụ nhiều hơn 6 tiếng liên tục. Điều này có thể làm cho vành ngoài của nến yếu đi và làm cho nến nhỏ giọt sáp lỏng.
- Tắt nến nếu sáp chẩy ra ngoài.
Dành cho nến bộ.
- Loại nến này có bộ giá nến dành riêng cho chúng. Loại này có thời gian định trước là bao lâu (ví dụ 15 tiếng liên tục) Nếu bạn đốt laọi này mà không có đế nến hoặc đốt trong một cái đế quá rộng thì sáp nến sẽ tràn rộng ra. Như thế sẽ làm giảm thời gian cháy của nến.
- Cho một chút nước và xà phòng vào vào đáy của đế nến trước khi cho nến vào sẽ làm cho việc di chuyển dễ dành hơn khi nến đang cháy.
- Không để nến cháy đến tận đáy của đế nến. Vì như thế sẽ làm đế nến bị rạn nứt khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.
- Không nên chạm hoặc di chuyển nến khi sáp đang ở thể lỏng.
- Trước khi dùng lại đế nến thì phải bỏ hết sáp thừa của lần trước. Rửa đế nến trong nước nóng có pha xà phòng.
- Không nên để các cây nến quá gần nhau, nên để chúng cách nhau 2.5cm, vì để gần nhau chúng sinh ra nhiều nhiệt cản trở quá trình cháy theo đúng tiêu chuẩn.
Dành cho nến gel.
- Không để cho gel nóng dính vào người mình, vì như vậy có thể khiến bạn bị bỏng
- Không để gel cháy đến tận đáy đồ đựng vì như vậy lửa sẽ tự bén sang gel gây cháy.
- Không đốt nến gel quá 2 tiếng liên tục.
- Không để bấc dài(chỉ để 6mm), bấc càng dài ngọn lửa càng cao và càng nóng và gel có thể bốc cháy.
- Sau lần đốt nến đầu tiên bạn nên cắt bấc còn 1.5mm như vậy thật sự la ngắn
- Đặt nến trên bề mặt phẳng, cách nhiệt và không có lỗ thủng.
- Tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Không được cho tay vào thử độ nóng của gel khi đang cháy.
Khi nến có khói hoặc muội
- Một cây nến chất lượng sản xuất tốt sẽ không có hoa bấc hay có khói khi thắp. Tuy nhiên đáng chú ý là nến sẽ bị khói khi ngọn lửa nến đang chập chờn. Thực tế, bất kỳ ngọn nến nào cũng có khói khi ngọn lửa bập bùng không ổ định. Để giảm khói phải để bấc dài khoảng 0.6cm và nơi đặt nến phải cách xa nơi có nhiều gió.
- Người tiêu dùng nên biết rằng một chút khói muội nhỏ sinh ra khi nến cháy sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ.
-Sự an toàn là vấn đề ưu tiên hàng đầu, vì vậy không nên sử dụng bấc có lõi chì. Tiêu biểu là tại Mỹ 90% nến chế tạo tại không sử dụng bấc có lõi chì, họ yều cầu các nhà sản xuất nến tại Mỹ phải ký vào bản cam kết không sử dụng bấc có lõi chì, cấm không sử dụng bấc có lõi chì trên thị trường Mỹ.Dành cho giá đỡ nến.
- Chiếc giá đỡ nến không chỉ hứng được những giọt nến rơi ra mà nó còn tạo một phong cách chơi nến mới.
- Nếu bạn có một cái giá đỡ nến thì chưa chắc nó đã hoàn toàn vừa. Bạn đặt đáy cây nến vào nước nóng khoảng một phút, như thế sáp sẽ mềm ra. Đối với cây nến hơi to mộ chút thì ta dễ dàng nhét nó vào đế nến còn với những cây nến bé hơn thì ta ấn xuống cho nó bè ra để lấp đầy đế nến.
- Tắt nến khi nến còn cháy cách đế nến 2.5cm (để nến cháy đến tận sát đế nến sẽ làm cho đế nến bị hư hại) như vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều cho bạn khi lấy nến ra và vệ sinh đế đỡ nến.
- Nến có bình đựng bằng thuỷ tinh cao, hẹp thường có tín ngưỡng và chúng ta cần luôn chú ý trong suốt thời gian nó cháy. Nến có thể đốt trong khoảng thời gian ngắn liền nhau, nên đốt dưới 6 tiếng vì nếu quá sẽ làm cho bấc tạo thành lỗ trong nến hoặc để sáp đọng lại cạnh của bình chứa.
- Không chạm và di chuyển nến khi sáp đạng ở thể lỏng.
Dành cho nến đặc biệt dùng để trang trí.
- Không đốt nến trang trí hoặc nến dùng để minh hoạ.Trong nhiều trường hợp, loại nến tượng trưng hoặc nến có độ tranh trí cao không dùng để đốt. Một vài cái nến có thể có bấc nhưng bấc chỉ dài khoảng 5cm. Phần lớn nến dùng để trang trí thường rất đẹp, và có khi rất dắt, vì thế đốt sẽ làm hỏng vẻ đẹp của chúng. Đối với nến minh hoạ, chúng không có cả bấc mà chỉ có một đoạn ngắn và có hình dạng không đều, được trang trí ở bêb ngoài nên khi đốt chúng sáp sẽ xả nhiều.
Dành cho nến dùng trong lễ hội.
- Trong suốt thời gian cầm, dùng nến, người cầm phải lót giất dưới nến để hứng sáp rơi. Nến cần được cầm thẳng, chắc chắn nếu không nến sẽ cháy và chẩy không đều.
Dành cho nến sáp ong.
- Nến bằng 100% sáp ong rất dễ chảy bởi chúng có thể không có bất kỳ chất phụ gia nào để tránh chẩy.
- Để cho nến đứng thẳng hoàn toàn
Dùng nến có phụ liệu đi kèm.
Một số nến hình trụ có que nhọn ở giữa. Nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể làm cây nến vỡ ra thành nhiều mảnh khi bạn có gắng ấn cây nến lên que nhọn. Hãy làm nóng que nhọn và nhẹ nhàng ấn nến vào. Độ nóng của que nhọn không đủ làm chẩy nến. Bạn cần làm quá trình này cho tới khi cây nến nằm chắc chắn trên đế nến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét