Trong môi trường và khí hậu hiện nay có nhiều người mắc bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Thường thì các bạn chỉ nghĩ đây là viêm mũi dị ứng do thay đổi khí hậu hoặc do môi trường.

Cần phân biệt được viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi; viêm xoang hàm do răng.chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây thì tỉ lệ viêm xoang đã tăng lên theo các năm. Các bạn nên chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân tốt hơn để phòng tránh bệnh viêm xoang này.

Viêm xoang gây đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Viêm xoang nhẹ khó phát hiện: chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang nặng dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. Với bệnh viêm xoang này các bạn cần xem xét kỹ. Lưu ý những triệu chứng của nó để có cách phòng bệnh hợp lý.


Đau nhức:

Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:

Xoang hàm: nhức vùng má.

Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

Chảy dịch

Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn. khi bị viêm xoang thì cảm giác rất khó chịu và gây mất vệ sinh. Trường hợp này các bạn cần đến bệnh viện hoặc những trung tâm y tế lớn để kiểm tra.

Nghẹt mũi

Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

Điếc mũi

Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Chữa xoang bằng hạt gấc nướng


Lấy 20-25 hạt gấc nướng chín giã nhỏ cả vỏ đã sém đen, ngâm rượu ngon sau một ngày chắt nước dùng bông thấm nước chắt đó ngoáy vào lỗ mũi. hơi cay, xót, đắng họng tý chút.

Bạn phải xì hết mủ đặc – hôi- tanh ra càng nhiều càng tốt, lần sau chỉ cần xoa dung dịch trên khoảng 2 phút lên sống mũi, bệnh thuyên giảm.

Tổng hợp
Chăm sóc bằng tinh dầu là cách tuyệt vời để đem lại mái tóc suôn mềm và bóng mượt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại tinh dầu nào cũng đem lại hiệu quả mong muốn. Một số loại tinh dầu không có đủ độ tinh khiết cần thiết sẽ không có khả năng thẩm thấu vào thân sợi tóc. Và một số loại tinh dầu có hàm lượng mỡ động vật cao sẽ có độ phủ đối với lớp sừng của sợi tóc, làm tăng độ bóng nhưng làm tóc bị bí và suy yếu dần.

Tinh dầu jojoba :
Tinh dầu jojoba có cấu tạo hóa học cần giống với sebum tự nhiên của con người. Sebum hoạt động với chức năng bảo vệ và cung cấp nước cho tóc, giữ cho tóc không bị khô, giòn và tránh bị gãy rụng.Tinh dầu jojoba rất trơn, mượt nhưng không gây cảm giác nhờn rít khó chịu. Hấp nóng với tinh dầu jojoba là cách chăm sóc lý tưởng cho những bạn có mái tóc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao khi tạo kiểu.

Tinh dầu jojoba có chứa vitamin E và các chất có khả năng chống oxy hóa có khả năng giữ màu tóc và bảo vệ cấu trúc bên trong của sợi tóc. Ngoài ra, tinh dầu jojoba còn có chứa phospholipid là thành phần tự nhiên có trong biểu bì của người. Vì vậy, tinh dầu jojoba có khả năng hòa tan sebum và lấy chúng ra khỏi tóc và da đầu, giữ cho da đầu và bề mặt mái tóc được sạch và sáng một cách tự nhiên. Các loại dầu xả có chứa tinh dầu jojoba sẽ giúp tăng độ bóng và độ chắc khỏe của mái tóc, cung cấp oxy cho tóc từ gốc đến ngọn nhờ vậy giúp tăng cường tốc độ phát triển của sợi tóc.


Tinh dầu dừa :

Tinh dầu dừa có khả năng làm mềm tóc và cân bằng da đầu. Sử dụng tinh dầu dừa có thể giúp loại trừ gàu và tóc thêm chắc khỏe, ngay cả đối với những mái tóc bị hư tổn. Tinh dầu dừa còn làm sáng và làm mềm thân tóc nhờ chức năng hoạt động của nhiều loại khoáng chất như magie, canxi, sắt… Massage tóc và da đầu với tinh dầu dừa sẽ giúp bổ sung cho tóc nhiều dưỡng chất và hạn chế tình trạng rụng tóc.

Tinh dầu dừa còn có khả năng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của sợi tóc , ngăn không cho da đầu bị khô. Phân tử của tinh dầu dừa có kích thước nhỏ vì vậy nó có khả năng thẩm thấu sâu, làm mềm và mượt tóc.

Tinh dầu jojoba và tinh dầu dừa là 2 loại dầu nền thường được dùng kết hợp với các loại tinh dầu khác để cung cấp dưỡng chất và vitamin cho mái tóc.

Tinh dầu chanh:

Có khả năng làm sạch, kháng viêm và kháng khuẩn.

Tinh dầu hoa oải hương :

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng thúc đẩy mọc tóc và sự phát triển của sợi tóc.Tinh dầu hoa oải hương đặc biệt phù hợp cho tóc và da đầu khô, điều chỉnh da đầu và làm giảm thiểu các hiện tượng liên quan đến da đầu như gàu, vảy nến, bong vảy…Hoa oải hương có khả kháng viêm tự nhiên, nhờ vậy nó có thể bảo vệ tóc và da đầu tránh khỏi các tác hại của môi trường bên ngoài. Tinh dầu hoa oải hương giúp kiểm soát sự hoạt động của các tuyến nhờn, cải thiện tình trạng da đầu ngứa và bị kích ứng.

Tinh dầu húng quế:

Tinh dầu húng quế có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của sợi tóc, điều chỉnh mức cân bằng của tóc và da đầu.

Tinh dầu cây bách ( Trắc bách diệp , bách xù ) :

Tinh dầu cây bách với đặc điểm kháng viêm và làm se khít lỗ chân lông, làm khép chặt các nang tóc, giúp tóc mượt và da dầu khỏe mạnh hơn.
Hoa anh thảo có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau để điều trị mụn. Mụn xuất hiện khi lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều và lỗ chân lông bị bít kín.

Bí quyết trị mụn từ anh thảo
Hoa anh thảo có xuất sứ từ Bắc Mỹ nhưng ngày nay nó đã trở thành một loại cây phổ biến trên toàn thế giới. Hoa anh thảo có vẻ đẹp quyến rũ, chỉ nở vào mùa hè và chỉ tồn tại trong một ngày ngắn ngủi.

Tuy nhiên, khi trị mụn, người ta chỉ sử dụng hạt của loại cây này chứ không dùng hoa. Hạt anh thảo được dùng để ép lấy tinh dầu, tinh dầu anh thảo được dùng nhiều trong các công thức chăm sóc sắc đẹp và các loại mỹ phẩm khác nhau. Trong tinh dầu anh thảo có chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho việc điều trị mụn.

Ngoài ra, tinh dầu anh thảo còn có khả năng làm dịu tình trạng viêm khớp và viêm dây chằng.

Trị mụn với anh thảo

Bạn có thể thoa hoặc hấp thu trực tiếp tinh dầu anh thảo bằng đường dinh dưỡng để cải thiện tình trạng mụn cho làn da. Để có được hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp tinh dầu anh thảo để điều trị từ bên ngoài và cả bên trong.

Để trị mụn bằng cách thoa tinh dầu, trước tiên bạn cần rửa mặt thật sạch, thoa tinh dầu lên da và xoa nhẹ nhàng để tinh dầu phát huy hiệu quả điều trị ở những vùng da cần được chăm sóc. Tinh dầu anh thảo thoa lên mặt có thể để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Khi tìm mua tinh dầu anh thảo, bạn nên chọn tinh dầu uy tín sử dụng thành phần được chiết xuất từ cây anh thảo trồng tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại thuốc trù sâu hay hóa chất nào trong quá trình sinh trưởng. Một loại tinh dầu tốt sẽ được thể hiện qua màu sắc của nó: tinh dầu được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật an toàn thường có màu nâu, những loại khác sẽ thường có màu vàng.

Nếu bạn muốn hấp thu tinh dầu anh thảo qua đường dinh dưỡng, bạn sẽ cần khoảng 3.000 – 6.000mg tinh dầu anh thảo mỗi ngày. Trà từ anh thảo cũng phù hợp cho bạn. Chọn lá hoặc cánh hoa anh thảo sấy khô, cho một muỗng anh thảo sấy khô vào tách và đổ nước sôi vào để hãm trà và thưởng thức hương vị ấm nồng của anh thảo.
* Để khử mùi tủ lạnh, tủ đông bạn nên cho một giọt tinh dầu Cam, Bưởi chùm, Chanh vào nước lau cuối cùng.

* Tinh dầu Hương Thảo có khả năng tăng cường sự tỉnh táo nên sử dụng trong các chuyến đi xa bằng ô tô, khi đọc sách hoặc trong các kì thi.

* Vài giọt tinh dầu Đinh Hương giúp làm giảm mùi hôi chân.

* Khoảng 5 giọt tinh dầu Bạc Hà giúp cho cơ thể bạn chống lại sự nóng bức của mùa hè, tạo sự ấm áp của mùa đông. Sử dụng bằng cách pha loãng với một muỗng sữa tươi, dầu massage hoặc sữa tắm.


* Làm sạch thoáng không khí trong phòng có thể dùng Chanh, Hương Thảo để xông.

* Tinh dầu Bạc Hà pha loãng vào thau nước sẽ là phương thuốc ngâm tốt để làm tươi mát đôi chân

* Cho vài giọt tinh dầu Phong Lữ lên lược giúp tóc khoẻ và bóng.

* Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu Sả Java vào chén nước nóng sau đó xông hơi giúp làm giảm sốt

* Tinh dầu Vỏ Bưởi kết hợp với tinh dầu họ Chanh sẽ làm tăng thêm sự tươi mát dùng để tắm vào buổi sáng giúp làm sảng khoái tinh thần.

* Massage với tinh dầu Phong Lữ giúp kích thich tuần hoàn máu.

* Khi cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải,có triệu chứng của cảm cúm, đau họng bạn nên dùng tinh dầu Chanh, Bac Hà để xông, tắm.

* Nhỏ 3 giọt tinh dầu vào đợt xả nước cuối cùng của máy giặt thay cho nước xả, bạn sẽ có mùi hương khó quên

* Bột khử mùi chân :

60 ml bột hoàng tinh/bột dong + 60 ml bột ngô + 10 giọt tinh dầu Oải hương + 5 giọt tinh dầu Trầm hương + 5 giọt tinh dầu Clary sage

* Nước xịt phòng : 

120 ml nước cho vào bình xịt + 20 giọt tinh dầu Oải hương + 20 giọt tinh dầu Phong lữ + 20 giọt tinh dầu Clary sage

* Dầu gội dành cho da đầu khô:

60 ml dầu gội không mùi + 20 giọt tinh dầu Oải hương + 10 giọt tinh dầu Carrot seed + 5 giọt tinh dầu Hương thảo + 5 giọt tinh dầu Trầm hương + 5 giọt tinh dầu Sả hoa hồng

* Nước ngâm chân khử mùi :

5 giọt tinh dầu Oải hương + 5 giọt tinh dầu Cây bách + 2 giọt tinh dầu Hoắc hương + nước ấm, ngâm 15 phút

* Để chống Ruồi và sâu bọ: 

Xịt tinh dầu Oải hương lên khung cửa sổ phía bên ngoài.

* Sau 1 đêm mệt mỏi, hãy sử dụng tinh dầu Bưởi, Oải hương, Thì là, Hương thảo, Chanh. Hãy tạo hỗn hợp các loại tinh dầu này và sử dụng 6-8 giọt khi tắm.

* Để giúp ngủ ngon:

nhỏ 1-2 giọt tinh dầu Cúc la mã, Oải hương lên gối trước khi ngủ.

* Dưỡng móng chắc khỏe:

Massage tay và móng với một chút dầu dừa trước khi đi ngủ rồi dùng khăn tay thấm nhẹ, biện pháp đơn giản này sẽ giúp đôi tay luôn mềm mại, tươi sáng và được cân bằng hoàn hảo

* Bôi tinh dầu

Để đạt được sự đồng bộ hãy bôi dầu khi da còn đang ẩm. Nếu da khô sẽ rất khó để bôi. Tuy nhiên phải đảm bảo chắc chắn rằng nó không quá ướt bởi vì đơn giản dầu sẽ bị trôi tuột mất.

* Lượng dầu thích hợp

Bạn chỉ cần sử dụng tinh dầu ít nhưng tất nhiên không quá ít. Lượng dầu cần thiết cho mặt là khoảng 2 - 3 giọt. Lượng dầu cũng tùy thuộc vào loại dầu bạn sử dụng. Ví dụ một giọt dầu hoa hồng là đủ.

* Massage lên da

Các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa sẽ xâm nhập vào lớp ngoài của da thay vì bị giữ lại trên bề mặt. Vì thế, đầu tiên hãy ép 2 - 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay và sau đó lan truyền dầu giữa 2 lòng bàn tay.

Cuối cùng mát xa nhẹ nhàng lên mặt bằng lòng bàn tay. Bắt đầu từ phần trung tâm của trán và mát xa theo hướng đi lên rồi ra ngoài. Đừng mát xa vùng xung quanh mắt, đơn giản chỉ cần dùng lòng bàn tay ấn nhẹ nhàng.

* Sử dụng kem dưỡng ẩm

Nếu dùng kem dưỡng ẩm như là một lớp nền nước để tạo độ ẩm thì dùng nó trước khi bôi tinh dầu. Nước không thể xâm nhập vào trong qua lớp dầu. Còn nếu kem dưỡng ẩm của bạn có lớp nền là dầu thì bạn có thể dùng nó sau khi sử dụng tinh dầu.

* Trộn tinh dầu với kem dưỡng ẩm

Để sử dụng hiệu quả hơn bạn có thể trộn tinh dầu với kem dưỡng ẩm. Đó là bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong kem dưỡng ẩm. Mẹo này giúp bạn bôi đồng đều dầu hơn và sẽ ngăn chặn được sự phản ứng ngược không mong đợi lên da.

Các loại kem giàu chất dưỡng ẩm sẽ làm gia tăng thêm lượng chất dinh dưỡng và giúp cho dầu thấm sâu hơn vào da.

* Nhỏ vào bồn tắm

Bạn xả nước ấm vào bồn tắm, nhỏ vào đó vài giọt tinh dầu mùi hương yêu thích rồi ngâm mình vài chục phút. Tinh dầu nhẹ nên sẽ nổi lên trên mặt nước, và khi bạn rời bồn tắm thì một phần tinh dầu sẽ bám vào da bạn, hương thơm vương vấn trên cơ thể sẽ giúp bạn thư giãn.

* Làm thơm phòng

Lò đốt tinh dầu bằng gốm hoặc sứ, sử dụng nến đốt trong là dụng cụ lý tưởng để mang hương thơm hoa cỏ từ tinh dầu tỏa đi khắp phòng. Có một cách đơn giản hơn: pha loãng tinh dầu vào bình xịt và sử dụng như nước hoa xịt phòng.

Muốn bếp và tủ thơm tho, bạn nhỏ vài giọt tinh dầu vào miếng bông gòn và đặt vào góc tủ hoặc góc bếp. Với phòng tắm, bạn có thể nhỏ tinh dầu lên hoa khô hoặc vật trang trí bằng vải nào ở vị trí không bị bắn nước trong phòng tắm....

* Quần áo, vật dụng thơm tho

Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước xả vải hoặc nước lã tại chỗ để nước xả vải trong máy giặt, mùi thơm của tinh dầu sẽ bám theo quần áo cả nhà. Nếu sử dụng máy sấy quần áo, bạn nhỏ vài giọt tinh dầu vào một tấm khăn và cho chung vào máy sấy.

Với những vật dụng như sổ, sách, giấy viết thư... bạn nhỏ 1 giọt tinh dầu vào đó và bỏ vào bao nilon, đóng kín và để 1 ngày trước khi sử dụng hoặc tặng cho ai đó. Người được tặng quà chắc chắn sẽ rất thú vị về mùi hương đấy!

* Bôi thay nước hoa

Nhỏ vài giọt tinh dầu loãng vào lòng bàn tay, dùng 2 tay xoa nhẹ vào nhau rồi bôi lên những phần cơ thể mà bạn thích.

Hoặc bạn chỉ cần chấm một vài chỗ ở những vùng ấm và có mạch đập mạnh như sau tai, ngực, cổ... Hơi ấm cơ thể bạn sẽ làm tinh dầu tỏa hương thơm ra xung quanh.

* Massage cơ thể - xông hơi mặt

Bạn còn cần thêm dầu dẫn xuất (như đậu nành, jojoba...) để pha loãng tinh dầu, tạo thành dung dịch để massage cơ thể. Bạn cũng có thể xông hơi mặt tại nhà bằng phương pháp đơn giản sau: lấy 1 bát nước nóng, nhỏ vào vài giọt tinh dầu rồi dùng khăn to trùm cả mặt mình và bát nước. Hơi nước bốc lên sẽ dẫn tinh dầu tiếp xúc với da mặt bạn.

Không chỉ có khả năng làm đẹp, tinh dầu còn có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể dùng tinh dầu để xông, rất tốt cho đường hô hấp.

Cách làm như sau: Cho từ 8-10 giọt tinh dầu vào 1/4 lít nước nóng, để cho hơi nước bay lên mặt trong khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy thư thái và dễ chịu. Nếu để tắm, bạn cho vào bồn nước ấm khoảng 30 giọt tinh dầu rồi ngâm mình trong nước từ 10-15 phút. Nếu bạn sử dụng tinh dầu để massage hãy làm theo cách sau, trộn từ 1-2 giọt tinh dầu vào với dầu massage rồi xoa nhẹ lên toàn thân.

Lưu ý: Tuyệt đối không xoa tinh dầu nguyên chất lên da bởi nguy cơ tổn thương cao. Trong quá trình sử dụng, không để tinh dầu rơi vào mắt, mũi. Nên sử dụng tinh dầu theo chu kỳ 2 tuần một lần. Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng tinh dầu.

Trước khi sử dụng một sản phẩm tinh dầu mới, bạn nên kiểm tra xem mình có hợp với sản phẩm đó hay không. Bạn có thể thử bằng cách cho một chút tinh dầu pha loãng vào nếp gấp khuỷu tay ở mặt trong và chờ 24 giờ xem vùng da đó có bị sưng đỏ hay không. Nếu vùng da bị sưng đỏ, bạn không nên sử dụng sản phẩm đó, vì nó không hợp với da của bạn.

* Tăng cường miễn dịch

Khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể thường rất dễ nhiễm bệnh. Có thể phòng ngừa các bệnh lây truyền bằng cách rửa tay thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và sử dụng tinh dầu.

Các loại tinh dầu như Oải Hương, Khuynh Diệp và Tràm Trà thường được dùng để thanh lọc không khí và diệt vi khuẩn, virus. Nếu không có máy khuếch tán tinh dầu vào không khí thì hãy nhỏ 1 giọt tinh dầu vào khăn ấm và dùng nó như một khăn tay.

* Tạo sự tươi mới

Không có gì tốt hơn là tận hưởng không khí sạch sẽ trong nhà nhưng các sản phẩm làm sạch thường rất đắt và chứa nhiều hóa chất. Tinh dầu chất lượng cao có thể tẩy uế, khử mùi các chất lưu cữu trong nhà, trả lại cho ngôi nhà không khí tươi mới và sảng khoái.

Thử trộn nước với dấm trắng cùng với chút tinh dầu Thông, Chanh hay Sả xem sao nhé.

* Xua đuổi những “khách” không mời

Các loại côn trùng gây khó chịu có thể gây đau đầu và nhiều sản phẩm tích trữ trong nhà có thể sẽ giải phóng nhiều hóa chất độc hại. Tinh dầu được dùng trong nhiều thế kỷ nay như một loại thuốc đuổi côn trùng an toàn. Tinh dầu bạc hà, xạ hương, cỏ chanh đều có tác dụng đuổi côn trùng.

Thử dùng thiết bị sục nước, nhỏ 1 vài giọt tinh dầu lên đó. Cũng có thể dùng tinh dầu tự nhiên hoặc loại an toàn, dùng được cho da, trộn với dầu ôliu và thoa nó lên da để phòng sự tấn công của các loại côn

* Làm đẹp da

Đã bao giờ bạn kiểm tra thành phần trên các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp chưa? Nếu chưa thì hay cùng kiểm chứng xem có đúng là các loại tinh dầu chiếm vai trò quan trọng trong các sản phẩm này.

Hãy thử trộn nước ép lựu, đường, với tinh dầu Phong Lữ. Một vài giọt tinh dầu Hoa Lài vào nước tắm ấm sẽ giúp giảm stress và giúp da trở nên mềm mượt hơn.

* Dễ ngủ

Có nhiều yếu tố có thể làm hỏng giấc ngủ ban đêm như sự lo lắng, tắc mũi, không thoải mái hay sự bực bội. Thói quen ít ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và làm thay đổi xúc cảm theo hướng tiêu cực.

Để cải thiện giấc ngủ và giúp trẻ có giấc mơ đẹp, hãy mát xa thái dương, chân và tay với tinh dầu; hoặc đắm mình trong căn phòng tràn ngập hương tinh dầu trước khi ngủ. Cúc la mã, Oải Hương, tinh dầu Hoa Cam và tinh dầu Hoa Hồng là những lựa chọn lý tưởng
Phương pháp trị liệu với tinh dầu nóng có tác dụng cung cấp độ ẩm cho tóc, đồng thời nó giúp cân bằng mái tóc mà không cần phải chăm sóc tóc với dầu xả thường xuyên. Có thể nói rằng, trị liệu tinh dầu nóng là phương thuốc cực kỳ hiệu quả cho mái tóc, ngay cả đối với mái tóc khô và hư tổn.



Trị liệu tinh dầu nóng phát huy hiệu quả như thế nào? 

Nói một cách ngắn gọn, phương pháp chăm sóc tóc với tinh dầu không thích hợp để sử dụng thường xuyên. Thông thường, bạn nên áp dụng phương pháp này khoảng 1 lần mỗi tuần. Bạn có thể làm nóng tinh dầu bằng cách đặt chai tinh dầu vào trong nước nóng trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp này có tăng cường độ chắc khỏe cho tóc, phục hồi mái tóc yếu và hư tổn. Điều đặc biệt là tinh dầu sẽ chăm sóc từng sợi tóc và cải thiện tình trạng ngay lập tức. 

Phương pháp trị liệu tinh dầu nóng được thực hiện như thế nào? 

Làm nóng tinh dầu trong khoảng 1-2 phút, bạn có thể massage tinh dầu lên tóc khi tóc còn ướt. Chú ý massage toàn bộ tóc từ gốc đến ngọn để toàn bộ sợi tóc có thể tiếp xúc hoàn hảo với tinh dầu. Nhiều bạn gái khi chăm sóc tóc với tinh dầu không chú ý đến kỹ thuật này. Những phần tóc không được chăm sóc với tinh dầu có thể trở nên yếu hơn nhiều so với những phần tóc được chăm sóc tốt, điều này khiến các bạn nghi ngờ về hiệu quả mà phương pháp này mang lại.

Sau khi massage tóc với tinh dầu, bạn có thể gội sạch da đầu và tóc dưới vòi nước. Chú ý dùng nước vòi để đồng thời kết hợp với động tác massage da đầu. Ở bước gội sạch tóc sau khi đã massage tóc với tinh dầu, bạn có thể dùng loại dầu gội yêu thích của mình. Bạn nên chăm sóc tóc với tinh dầu đều đặn 1 lần mỗi tuần. 

Các loại phương pháp trị liệu tinh dầu nóng 

Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu để bạn có thể lựa chọn cho mái tóc của mình. Nhìn chung, các loại tinh dầu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên vẫn đang được ưa chuộng hơn cả, vì nó có khả năng phục hồi tóc cao nhất, đặc biệt là đối với tóc yếu và tóc hư tổn.. Bạn có thể kết hợp nhiều loại tinh dầu khác nhau trong công thức chăm sóc tóc, mỗi loại tinh dầu bạn cần lấy một lượng nhỏ để chúng có thể thẩm thấu hết vào các nang trên thân sợi tóc.

Lạm dụng quá nhiều tinh dầu sẽ không được tóc hấp thụ hết, điều này sẽ gây phản tác dụng đối với tóc khô và hư tổn. Một số loại tinh dầu được dùng trong các công thức chăm sóc tóc như tinh dầu olive, tinh dầu nhài và tinh dầu jojoba. 

Tinh dầu olive: sẽ đem lại cho bạn mái tóc dễ chải và bóng mượt hơn. Ngoài khả năng làm sạch dịu nhẹ, tinh dầu olive còn có tác dụng phục hồi da đầu, nuôi dưỡng và cân bằng mái tóc, lấy lại độ chắc khỏe và sự đàn hồi của sợi tóc. Một điều thú vị khác là tinh dầu olive còn có khả năng hạn chế tình trạng rụng tóc. 

Tinh dầu hoa nhài: tinh dầu hoa nhài thường được dùng để chăm sóc da khô và làm dịu tình trạng đau nhức, vì vậy, bạn có thể dùng tinh dầu hoa nhài để cải thiện tình trạng da đầu ngứa và khô. Ngoài ra, tinh dầu hoa nhài còn có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn.

Người Ấn Độ từ lâu đã dùng tinh dầu hoa nhài để chăm sóc da đầu không chỉ để cải thiện tình trạng da đầu mà còn để có được cảm giác sảng khoái từ hương thơm tinh khiết của hoa nhài và cảm nhận một mái tóc mềm mại hơn. Ngoài ra, tinh dầu hoa nhài còn được người Ai Cập cổ dùng để làm dịu các cơn đau đầu và chứng mất ngủ, ngườiTrung Quốclại dùng loại tinh dầu này để thanh lọc không khí, đặc biệt là khi chăm sóc người bệnh. 

Tinh dầu jojoba: có tác dụng làm sạch da đầu, ngăn chặn tình trạng tắc ứ bã nhờn ở gốc sợi tóc, giảm thiểu tình trạng rụng tóc. Đồng thời, lợi ích từ khả năng chống oxy hóa của tinh dầu jojoba sẽ da đầu và sợi tóc tránh khỏi mọi hư tổn và trở nên chắc khỏe hơn.
Những nguyên liệu chúng ta cần chuẩn bị :

- 20ml dầu jojoba ( hoặc dầu nền bạn yêu thích )

- 15 giọt tinh dầu ( bạn có thể tự lựa chọn mùi hương bạn yêu thích , hoặc đến Farm & Forest để nhân viên tư vấn mùi hương giúp bạn )

- 10gr sáp ong

- Vỏ lọ không ( hũ hoặc hộp mà ta không dùng đến nữa ) dùng để đong tinh dầu


Các bước để hoàn thiện lọ nước hoa handmade

Bước 1:

- Cho 20ml dầu jojoba ra cốc thủy tinh , sau đó nhỏ tinh dầu có mùi hương bạn yêu thích vào và khấy đều .

Các bạn có thể tìm mua dầu jojoba ở cửa hàng tinh dầu Farm & Forest bạn nhé .

Bước 2:

- Nghiền nhỏ sáp ong sau đó đun cách thủy cho sáp ong tan chảy .

Bước 3:

- Tiếp theo, đổ hỗn hợp dầu jojoba và tinh dầu vào sáp ong.

Bước 4:

- Đun cách thủy thêm một chút nữa để sáp ong hòa vào với với hỗn hợp dầu.

Bước 5:

- Cuối cùng ta cho hỗn hợp vào hộp nhỏ ta đã chuẩn bị trước đó và để nơi thoáng mát cho nước hoa đông lại .

Đợi nước hoa khô là có thể thưởng thức thành quả của chính mình
Đặc điểm nổi bật

Tan bầm với tinh dầu màng tang

- Tinh dầu màng tang có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh,tẩy sạch không khí. 
- Tinh dầu có tinh nóng có thể pha chế làm dầu xoa bóp, làm tan chô bầm tím, làm khô miệng vết thương. 
- Là nguồn tinh dầu giàu citral, được dùng trong kỹ nghệ dược để tổng hợp vitamin A để điều trị bệnh khô mắt, quáng gà. 
Thông tin sản phẩm Tinh dầu Màng Tang - Membrane Oil Tinh dầu màng tang có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh,tẩy sạch không khí. 
Tinh dầu có tinh nóng có thể pha chế làm dầu xoa bóp, làm tan chô bầm tím, làm khô miệng vết thương. 
Dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa , kỹ nghệ hương liệu. Là nguồn tinh dầu giàu citral, được dùng trong kỹ nghệ dược để tổng hợp vitamin A để điều trị bệnh khô mắt, quáng gà.
Tinh dầu trà xanh có tác dụng trị mụn trứng cá, làm đẹp tóc rất tốt. Mặt khác, nó còn được sử dụng để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, khử trùng và trị các bệnh như viêm xoang, làm mát không khí trong nhà đặc biệt hiệu quả.

10 công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm trà (tea tree)

1. Trị mụn trứng cá
Tinh dầu tràm trà rất thích hợp để trị mụn trứng cá. Bạn có thể bôi trực tiếp tinh dầu lên đốm mụn, hoặc pha loãng trong gel nha đam dưỡng ẩm để giảm thiểu kích ứng rồi bôi lên vùng da bị mụn.
Bạn cũng có thể hòa 1 – 2 giọt tinh dầu vào sữa rửa mặt để tăng cường hiệu quả trị mụn. Ngoài ra, cũng có thể dùng thoa tinh dầu lên phần cổ, vai, lưng để trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn nên tránh bôi vào vùng mắt và vết thương hở vì da vùng này mỏng và dễ bị kích ứng.

Tinh dầu chiết xuất từ trà xanh trị mụn trứng cá rất hiệu quả

2. Trị tóc có gàu
Với đặc tính chống vi khuẩn, chống nấm cũng như làm dịu da đầu, tinh dầu trà xanh là sản phẩm hoàn hảo dành cho mái tóc có gàu. Bạn chỉ cần thêm tràm trà vào dầu gội đầu, nó sẽ làm giảm gàu, giúp mái tóc sạch hơn mà không bị khô như khi sử dụng các sản phẩm hóa chất.

3. Dưỡng móng tay
Đây cũng là thần dược giúp bạn có được bộ móng chắc khỏe. Cách sử dụng: Lấy một thìa nhỏ tinh dầu tràm trà trộn với vài giọt vitamin E chính rồi mát xa nhẹ nhàng lên toàn bộ bàn tay. Cách làm này không những giúp bộ móng khỏe mà còn đem lại cho bạn làn da tay mịn màng.

Tinh dầu trà xanh kết hợp cùng vitamin E giúp móng tay luôn chắc khỏe

4. Điều trị cảm lạnh, ho
Bạn có thể nhỏ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu trà vào một chiếc khăn ấm và hít thở nhẹ nhàng để điều trị bệnh cảm lạnh, ho, đau răng hoặc các bệnh do vi khuẩn gây ra.

5. Trị viêm xoang
Dầu cây trà có tác dụng kháng vi rút và kháng khuẩn nên nó là loại nguyên liệu tuyệt vời để chữa trị các bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp. Cách làm: Đun sôi nước và thêm một vài giọt tinh dầu tràm trà rồi bắc xuống. Sau đó, bạn trùm kín đầu và hít trong khoảng 10-15 phút.

6. Làm dịu vết côn trùng đốt
Tinh dầu trà có khả năng làm dịu, làm xẹp vết côn trùng cắn hoặc chống lại sự tấn công của côn trùng nhờ mùi hương đặc trưng của tinh dầu. Bạn có thể thoa trực tiếp lên vết cắn hoặc thoa tinh dầu lên vùng chân, cánh tay, cổ… trước khi ra ngoài để bảo vệ da.

7. Làm mát không khí
Trà xanh có hương thơm dịu mát, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và thư thái. Bạn có thể nhỏ 6 giọt tinh dầu trà xanh và một ít nước vào lò xông tinh dầu để tạo không khí trong lành, tươi mát cho cả căn phòng.

Tinh dầu tràm trà mang lại hương thơm dịu mát, trong lành

8. Làm sạch nhà bếp
Tràm trà có tính năng khả trùng, làm sạch rất tốt. Bạn có thể cho 4-5 giọt tinh dầu vào 2 cốc nước rồi đổ vào bình xịt. Sau đó, bạn sử dụng hỗn hợp này để làm sạch bàn ăn, sàn nhà bếp.

9. Làm sạch phòng tắm
Cũng cách làm như trên, bạn cho hỗn hợp 10 giọt tinh dầu và 2 cốc nước vào một bình xịt rồi xịt vào phòng tắm, bồn rửa mặt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà làm sạch phần lót trong đôi giầy để kháng khuẩn.

10. Loại bỏ nấm mốc
Tinh dầu tràm trà cũng là một nguyên liệu diệt khuẩn hữu ích trong nhà. Cách làm: Pha một muống cà phê tinh dầu trà vào chậu giặt khăn hoặc các loại vải dễ bị nấm mốc.
Hoặc bạn có thể pha tinh dầu trà với bột nở và giấm để tự chế dung dịch diệt khuẩn hoàn toàn tự nhiên. Xịt dung dịch nước pha với tinh dầu trà lên sàn hay bề mặt tường và cửa phòng tắm để diệt khuẩn hoặc lau sạch tay cầm điện thoại, bàn phím máy vi tính để ngăn ngừa vi rút lan truyền.
Những động tác xoa dịu dàng khá quan trọng trong việc khơi gôi cảm xúc. Massage cổ của chàng/nàng theo hướng từ trên xuống, khi tay xoa đến phía gần vai, bạn bóp phần cơ tiếp giáp giữa cổ và vai, lặp lại khỏang 10 lần.

Massage lưng bạn cho một ít hỗn hợp lên phần đốt sống giữa 2 vai, dùng tay xoa bóp từ phần giữa rồi di chuyển dần ra phía ngoài dùng ngón tay bấu nhẹ vào phần cơ. Thao tác theo hướng từ vai xuống dưới thắc lưng.

Chăm sóc da mặt: Để có làn da tươi sáng, mịn màng và khỏe mạnh, bạn nên kết hợp 2 muỗng sữa chua nguyên chất, 2 giọt tinh dầu Oải hương, 1 giọt tinh dầu Phong lữ. Trộn các nguyên liệu, rửa mặt sạch và đắp hỗn hợp từ 10-15 phút.

Để loại bỏ sạch tất cả chất bẩn, giúp tuần hoàn máu và mang lại vẻ tươi sáng cho gương mặt : Dùng 2-3 giọt Đàn hương hoặc Oải hương, 2 muỗng sữa tươi sau đó massage nhẹ nhàng lên da và cổ. Tránh tiếp xúc với vùng mắt, vùng da có vết trầy xước.

Làm sạch sâu cho da dầu: kếp hợp 2 muỗng bột đất sét, 2 giọt tinh dầu Chanh, 2 giọt tinh dầu Oải hương, 1 muỗng sữa chua không đường thêm nước để tạo độ sánh. Thoa lên mặt và cổ, để cho khô rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Một Số Bí Quyết Giúp Tăng Sự Lãng Mạn Bằng Tinh Dầu

Nước xả tóc thảo dược: Cho mái tóc có mùi hương dược thảo tự nhiên và quyến rũ, kết hợp 1 muỗng cà phê mật ong, 4 ly nhỏ nước ấm, 2-3 giọt tinh dầu Oải hương, Hương thảo hoặc mùi hương nào bạn yêu thích.

Xịt khử mùi trong phòng: Nhỏ 25 giọt tinh dầu bạn yêu thích vào 200ml nước ấm, cho hỗn hợp vào bình và xịt vào vị trí bạn muốn khử mùi. Lưu ý: không xịt trực tiếp vào đồ nội thất, màn cửa, thảm, tránh bề mặt được đánh bóng.

Massage cơ thể: Nhỏ từ 2-5 giọt tinh dầu nguyên chất vào 10ml dầu nền ( ôliu, hạnh nhân, jojoba...). Sử dụng hỗ hợp để massage lên cơ thể.

Tinh dầu nguyên chất có thể dùng để : Nhỏ vào bồn tắm, xông hơi cơ thể. Dùng với lò xông hương điện, nến. Dùng với máy xông hương tạo ẩm. Massage toàn thân( phao loãng với dầu nền), chăm sóc, dưỡng da...
“ Sâm, Nhung, Quế, Phụ” là những vị thuốc bổ đã được ông cha ta tổng kết trong y học dân tộc cổ truyền từ bao đời nay. Với hơn 17 hợp chất trong tinh dầu với hàm lượng khác nhau, tinh dầu Quế còn có rất nhiều tác dụng mà con người chưa khám phá hết :

1. Tinh dầu Quế rất tốt trong việc chữa cảm cúm và bị lạnh hay co thắt vùng ngực hoặc chữa chứng ho. Nó có thể làm dừng lại cơn ho của bạn trong một vài giờ.
Cách làm: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu quế vào bát nước sôi già, hít hà thật sâu hơi nóng bốc lên từ mặt chén. Việc xông mũi sẽ duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, làm thông thoáng vùng mũi, họng, xoang.

2. Xông phòng bằng tinh dầu quế chữa mất ngủ, căng thẳng, bất an kéo dài.

8 cách sử dụng tinh dầu vỏ quế

3. Nếu bị say tàu xe nên nhỏ vài giọt tinh dầu lên một chiếc khăn tay để ngửi hoặc mang theo một lọ tinh dầu quế theo. 

4. Cho 1-2 giọt tinh dầu quế vào bát sữa nóng. Ngâm bàn tay và tự massage từ 2-3 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm giúp cho đôi tay thơm tho, mềm mại và trắng hồng.

5. Cho 1-3 giọt tinh dầu quế vào bồn nước nóng để tắm giúp giải tỏa stress sau một ngày làm việc mệt mõi.

6. Bạn có thể pha chế vài giọt tinh dầu với sữa chua, mật ong, cám gạo, các loại dầu nền hoặc trái cây nghiền để tạo ra các loại mặt nạ theo sở thích và không gây kích ứng cho da dù là làn da nhậy cảm nhất .

8 cách sử dụng tinh dầu vỏ quế

7. Sau khi gội đầu xong, xoa vài giọt tinh dầu lên tóc còn ẩm để giúp tóc không bị xơ và hư tổn.

8. Thoa nhẹ một chút tinh dầu được pha loãng với dầu nền hoặc kem dưỡng không mùi lên môi để môi luôn mềm, không bị khô nứt.