Trên thị trường hiện nay tồn tại song hành hai dòng sản phẩm là tinh dầu và hương liệu khiến nhiều người tiêu dùng rất khó để nhận biết và phân biệt, chúng tôi xin giới thiệu cách phân biệt như sau:

- Dầu nói chung sẽ gồm có hai loại cơ bản đó là tinh dầu ( Essential oil ) và dầu dẫn (Base oil).

CÁCH PHÂN BIỆT TINH DẦU VÀ HƯƠNG LIỆU

1. Tinh dầu - Essential oil

- Tinh dầu là một chất lỏng được thường được chưng cất từ thực vật ( hoa, lá, thân, rễ...). Thành phần hóa học và mùi thơm của tinh dầu có thể giúp trị liệu về tâm lý và thể chất con người.

- Tinh dầu khác với nước hoa và hương thơm vốn là mùi hương hóa học tổng hợp. Các loại hương thơm tổng hợp thì không có tác dụng trị liệu và đôi khi có thể tạo ra các ức chế thần kinh gây đau đầu. ( xem cách phân biệt ở phần sau)

- Tinh dầu đã được con người sự dụng từ rất lâu, các hình thức sử dụng như: ngửi, xoa bóp, đốt cây gỗ thơm trong nhà, xông cảm...

- Tinh dầu thông thường bạn không nên bôi trực tiếp trên da trừ những trường hợp đặc biệt hoặc bạn nên thử nghiệm trước khi dùng.

- Để có thể bôi tinh dầu trên da người ta thường pha chúng với dầu dẫn ( base oil, carries oi) ( xem ở phần sau), hoặc các loại mỹ phẩm....

- Mỗi loại tinh dầu có giá trị buôn bán khác nhau phụ thuộc độ quý hiếm của tinh dầu.

Mặc dù tinh dầu có đến hàng trăm loại nhưng người ta chỉ dùng thông dụng khoảng hơn ba chục loại tinh dầu thuộc loại phổ biến:

1. Bạc hà Peppermint
2. Bạch đàn chanh eucalyptus citriodora
3. Cam hương Bergamot
4. Cam ngọt Orange
5. Chanh lemon
6. Chanh thái ( lime)
7. Cỏ Hương Lau vertiver
8. Cỏ xạ hương thyme
9. Cúc la mã Chamomile
10. Đàn hương Sandal wood
11. Đan sâm Clarysage
12. Gỗ hồng Rosewood
13. Gừng ginger
14. Hoa cam Neroli
15. Hoa hồng rose
16. Hoàng đàn Cedar wood
17. Hương thảo Rosemary
18. Hương trầm Frankincense
19. Khuynh diệp Eucalyptus globulus
20. Lá xô thơm sage
21. Ngọc lan tây Ylang- ylang
22. Nhục đậu khấu Nutmeg
23. Nụ đinh hương Clove
24. Oải Hương lavender
25. Phong lữ geranium
26. Sả chanh lemongrasss
27. Sả hoa hồng Palmarosa
28. Sả java Citronella
29. Tràm trà tea tree
30. Tràm gió Cajeput
31. Vỏ bưởi Grapefruit- pomelo
32. Vỏ quế Cinamomum
33. Vỏ quýt Madarin

- Bạn không nhất thiết là cứ mua các loại tinh dầu có giá trị cao. Tinh dầu có rất nhiều công dụng trong cuộc sống, vài giọt tinh dầu khuynh diệp, tràm gió, sả chanh khi xông hơi sẽ mau chóng giúp bạn giải cảm.

- Bạn nên tham khảo công dụng và cách dùng của tinh dầu trước khi sử dụng. Nhận biết chất lượng tinh dầu bằng cảm quan.
- Tinh dầu tự nhiên có mùi rất tự nhiên, mùi hương tinh dầu giúp bạn thỏai mái và không gây chóng mặt đau đầu.
- Có những tinh dầu có thể sử dụng một mình nó nhưng có những lọai nên kết hợp với các loại tinh dầu khác.

- Việc phân biệt, đánh giá chất lượng tinh dầu ngọai trừ việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật, với cá nhân cách duy nhất là dựa vào kinh nghiệm.

- Bạn nên mua các loại tinh dầu sau để đánh giá chất lượng từ đó tìm ra chỗ bán uy tín: oải hương, ngọc lan, bạc hà, sả chanh, chanh và gừng. Hương tổng hợp hóa học rất khó bắt chước các mùi này.

- Bạn hãy so sánh cùng một mùi hương của hai hoặc ba cửa hàng khác nhau.

- Hay dùng một căn phòng nhỏ, nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông hương. đóng cửa phòng để ra ngòai. Sau từ 10-15 phút bạn hãy vào phòng và ghi nhớ mùi hương.

- Bạn sử dụng lần lượt mùi hương của hai hoặc ba cửa hàng khác nhau vào các ngày khác nhau để so sánh chất lượng và đánh giá chúng. Chỉ có kinh nghiệm bản thân mới giúp đánh giá đúng chất lượng sản phẩm.

- Cùng một lọai tinh dầu nhưng có nguồn gốc khác nhau có thể có mùi hương khác nhau. nhưng tất nhiên bạn vẫn có thể nhận biêt chất lượng thông qua kinh nghiệm.

Kinh nghiệm nhận biết một số loại tinh dầu:

- Tinh dầu cam Orange oil: Nếu bạn ngửi mùi ngọt tựa như chai nước cam đóng chai khui ra, vị ngọt ruột cam thì tinh dầu này đã bị pha hương thực phẩm, nó là loại kém chất lượng vì người bán đã pha hương tổng hợp vào. Tinh dầu cam 100% thiên nhiên có mùi vỏ cam hơi chanh, giống như bạn ngửi vỏ của trái cam khi bạn gọt nó.

- Tinh dầu chanh Lemon : Nếu bạn ngửi mùi giống như mùi nước rửa chén vị chanh hoặc có mùi ruột chanh giống như mùi nước ngọt Sprite thì đích thị là hương tổng hợp.

- Tinh dầu bạc hà- Peppermint : loại một 100% tự nhiên tuy có mùi dầu gió nhưng vẫn cảm nhận được vị ngọt ngào của lá bạc hà. Loại kém chất lượng thường là Menthol tổng hợp mùi tựa thuần dầu gió và khi ngửi cảm giác bốc mạnh.

- Tinh dầu Oải Hương Lavender: oải hương xịn khi ngửi có cảm giác của gỗ, lá và hoa, thoáng qua như dầu gió, thoáng trong phòng thấy vị ngọt ngào của hoa. Oải hương xịn càng xài lâu càng ghiền.

- Có nhiều giống oải hương khác nhau. Các giống Oải hương khác nhau cho mùi vị khác nhau và giá trị khác nhau nên cũng được bán với giá khác nhau. Do đó khi bạn đặt mua hàng từ các trang web của nước ngoài bạn cần biết rõ loại bạn muốn mua vì người ta bán nhiều loại khác nhau. Về cơ bản có 3 loại là: True Lavender ( loại tốt nhất có mùi ngọt ngào hoa, thoảng mùi gỗ, lá), Lavender Spike ( Loại trung bình có mùi hăng của lá và thân) và loại rẻ tiền Lavendin mùi hắc tựa như những chai hương tổng hợp. Loại hương tổng hợp có mùi tựa xà bông thơm ( xem mục tinh dầu đốt).

- Tinh dầu Ngọc Lan Tây - ylang ylang: Mùi thơm ngọt ngào nồng nàn, nhưng đằm thắm. loại kém chất lượng mới ngửi như mùi nước hoa và cảm giác hắc khó chịu....

- Tinh dầu kém chất lượng có thể ở trong các trường hợp sau:
Là hương liệu tổng hợp hoặc pha thêm hương liệu hoặc bị pha thêm cồn hoặc các dung môi làm cho nồng độ thấp nên không thơm, xài hao. Mùi không đúng với mùi tự nhiên. Việc đánh giá chất lượng bằng cảm tính chỉ có thể dựa trên so sánh mẫu đối chứng và kinh nghiệm.

2. Dầu dẫn- dầu nền - Base Oil- Carries Oil
- Là dầu béo có nguồn gốc từ thực vật vegetable oil. Dầu thực vật chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất nên đã được con người sử dụng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên từ xưa để chăm sóc da và tóc.

Công dụng:
- Dùng là để dưỡng da và pha loãng các loại tinh dầu essential oil cho ngành trị liệu aromatherapy.
- Dầu thực vật vật ngòai việc dùng pha loãng các loại tinh dầu thiên nhiên essential oil còn được cho vào các loại kem, lotion, mặt nạ... để dưỡng da.
- Có vài chục loại dầu thực vật khác nhau được dùng trong trị liệu và dưỡng da, phổ biến nhất là các loại dầu sau:
Dầu Jojoba Oil: thường dùng dưỡng da mặt
Hạnh Nhân - Sweet Almond: dưỡng cơ thể và da mặt
Hạt Nho - Grape Seed Oil: dưỡng cơ thể và da mặt
Dầu Dừa - Coconut Oil: rất tốt để dưỡng da và tóc.
Olive oil: thường dùng dưỡng da cơ thể và tóc

Sử dụng:
- Người ta thường pha từ 5-10 giọt tinh dầu essential oil vào 20ml dầu thực vật base oil.
- Tùy theo các lọai tinh dầu khác nhau mà có thể điều chỉnh số giọt dầu pha vào.
- Một số loại dầu đặc biệt có tính năng chữa bệnh như:
Rose Hip Oil: dưỡng môi
Evening Primrose Oil: Lành sẹo da mặt
Dầu Mù u Tamanu: liền sẹo, đặt biệt khi da bị phải bỏng, bị mụn, tràm, ezcima...
Dầu Thầu Dầu- Hải ly- Castor oil: có tác dụng mọc dài mi, râu, tóc nên thường được cho vào các loại thuốc giúp mọc lông, tóc, mi... Ngòai ra trong sản xuất mỹ phẩm, xà bông handmake người ta rất hay cho loại dầu này vào...

Chú ý về dầu dừa: Trên thị trường có các loại dầu dừa sau:

- Loại tốt nhất rất tinh khiết, trắng trong không màu, có mùi dừa nhẹ nhàng. Loại này để dưỡng da, tóc rất tốt. 

- Loại tinh khiết không mùi, không màu: đây là dẫn xuất của dầu dừa, chỉ dùng sản xuất mỹ phẩm, không tốt bằng loại trên.

- Loại sản xuất thủ công có màu vàng, mùi kẹo dừa. Bạn không nên mua loại này.

- Bạn không nên dưỡng da mặt bằng dầu olive, tốt nhất là hạt nho, jojoba và hạnh nhân.

- Là loại hương thơm hóa học tổng hợp như r***, Aldehyde, Ester , Aceton, terpenes ... có mùi thơm nhân tạo và có giá thành rẻ hơn tinh dầu thiên nhiên.

- Các loại hương thơm tổng hợp được tạo ra với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như: dùng để sản xuất nước hoa, nước thơm, mỹ phẩm hoặc hóa mỹ phẩm như nước sả vải, dầu gội, sữa tắm, nước hoa xịt phòng, khử mùi...

- Ngòai mùi thơm mỹ phẩm Fragrance đôi khi có thể gặp mùi hương thực phẩm flavour như hương cam, hương táo...

- Loại hương không tan trong nước và có mùi tựa tinh dầu được gọi là Fragrance oil. Fragrance oil thường dùng để tạo mùi thơm cho không gian như quán cà phê, đại sảnh... nói chung là không gian xã hội cần mùi thơm nhưng ít chi phí.

- Ở Việt Nam Fragrance oil thường được gọi là tinh dầu đốt hay tinh dầu thăng. Giống như nước hoa xịt phòng hay nến thơm, tinh dầu đốt không có tác dụng trị liệu và rất rẻ tiền.

- Bạn chỉ nên sử dụng tinh dầu đốt để tạo mùi thơm giống như nước hoa xịt phòng hoặc nến thơm. Bạn không nên sử dụng để xông hơi hay pha chế các loại mỹ phẩm bôi trên da.

- Thay vì sử dụng các loại hương cao cấp người bán có thể dùng các loại hương công nghiệp rẻ tiền xuất xứ china để làm tinh dầu đốt do vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ sản phẩm trước khi mua.

- Nếu sử dụng tinh dầu đốt bạn nên mở rộng cửa phòng để tránh tức ngực hoặc ngợp thở.

- Ngay tại nước ngoài fragrance oil cũng được bán một cách thông dụng nhưng đều được ghi rõ tính chất cũng như tên gọi. fragrance oil được sử dụng rộng rãi để sản xuất nến thơm, hoặc nước tạo mùi cho máy khuyếch tán hương hoặc bình khuếch tán hương.

- Thông thường trên các chai sản phẩm của nước ngoài được ghi nhãn ' Fragrance Oils' và hầu hết đựng trong chai thủy tinh có màu trắng. Các sản phẩm bán tại việt nam thường gọi là tinh dầu đốt, tinh dầu thăng. Nhưng đôi khi ăn gian , người bán hàng vẫn gọi là tinh dầu thiên nhiên và cũng ghi luôn trên nhãn là tinh dầu thiên nhiên.

- Trong một số siêu thị có bán máy phun hương thơm tự động. Chai hương thơm đi kèm theo máy chính là hương tổng hợp.

- Do hương tổng hợp có mùi thơm lâu bền nên người ta thường đổ vào chai với que cắm tỏa mùi. Thời gian bay mùi của chai cắm que có thể được vài tháng.

Danh sách dưới đây là các mùi hương mà chắc chắn nó không phải là tinh dầu thiên nhiên: tuy nhiên vẫn được nhiều nơi rao bán với tên gọi tinh dầu tự nhiên:
1. Bách hợp
2. Cây Bần - Cork Tree
3. Chypre
4. Cocoa
5. Dâu Tây
6. Dâu tây Strawberry
7. Dâu tây
8. Dứa
9. Dưa lưới
10. Hổ phách
11. Hoa anh đào Sakura
12. Hoa Bưởi ( khác với vỏ bưởi)
13. Hoa gừng
14. Hoa lily
15. Hoa sen
16. Hoa sứ
17. Huệ chuông
18. Hướng Dương
19. Huệ tây - Lily
20. Hương biển - Ocean
21. Hương hoa dại - Frang Gipani
22. Kiwi
23. Mâm xôi
24. Nhân sâm
25. Phong Lan - Orchid
26. Táo xanh Apple
27. Tre xanh bamboo
28. Thuốc lá Moke
29. Tinh dầu bốn biển - Seven Sea
30. Tinh dầu Fressia.
31. Tinh dầu SPA
32. Trà xanh, chè xanh - Greentea
33. Tulip - Hoa Tulip
34. Vanilla

- Nếu chỉ muốn có mùi thơm thì bạn có thể dùng tinh dầu đốt, còn muốn trị liệu tốt nhất là bạn mua tinh dầu thiên nhiên.
Các tinh dầu thông dụng liệt kê ở trên rất an toàn cho con người khi sử dụng. trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng tinh dầu như các loại rau thơm: húng tây, húng quế, sả, gừng, lá chanh... Mặt khác nếu bạn chỉ đốt tạo mùi thơm có lẽ rất an toàn bởi vì lượng tinh dầu vô cùng nhỏ khuyếch tán trong khí, hàm lượng này còn ít hơn cả những chất ô nhiễm như khói, bụi, hơi xăng, ẩm mốc, vi khuẩn... có trong không khí. Và sau cùng thì tinh dầu vẫn an toàn hơn nước hoa xịt phòng hoặc nến thơm. Nhiều người lo lắng khi đốt tinh dầu trong phòng nhưng lại không ngần ngại khi sử dụng nến thơm hoặc nước hoa xịt phòng.

- Có nhiều sách, báo tại việt nam mà các tác giả viết bài luôn nhầm lẫn giữa tinh dầu tự nhiên và hương thơm tổng hợp do vậy có rất nhiều chi tiết viết sai về hướng dẫn sử dụng cũng như cảnh báo an tòan.

- Tinh dầu nguyên chất không đươc bôi trực tiếp trên da trừ khi bạn đã thử nghiệm hoặc có ý kiến của các nhà chuyên môn. Để có thể bôi trên da bạn cần pha nó với dầu dẫn ( base oil).

- Phụ nữ mang thai: tốt nhất là nên sử dụng các loại tinh dầu sau: oải hương, khuynh diệp, tràm trà, tràm gió, hương thảo.

- Trẻ sơ sinh không nên dùng tinh dầu bạc hà, thích hợp nhất là khuynh diệp, tràm gió.

- Bạn không nên để tinh dầu văng vào mắt hoặc miệng. không nên uống tinh dầu.

Bảo quản tinh dầu:
- Các chai tinh dầu tự nhiên thường được đựng trong chai thủy tinh có màu tối: màu nâu, màu xanh dương, màu đen hoặc đựng trong chai nhôm để tránh oxy hóa bởi ánh sáng.

- Để bảo quản bạn nên đóng kín chai và để chỗ mát, trong bóng tối.

- Nên để tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ vì có thể gây nguy hiểm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét